Khảo cá suối Ayu mang nét rất riêng Nhật Bản

Đối với Nhật Bản, những món ăn từ cá có thể nói là một trong những món ăn mang nhiều nét nghệ thuật nhất khi mà đất nước này bao quanh bởi biển.

This is default featured post 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured post 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured post 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured post 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Tuesday, March 26, 2013

Đăng ký logo độc quyền tại TP.HCM


Nhãn hiệu để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của mình hoặc cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu của mình. Để tiến hành đăng ký logo độc quyền bạn cần thực hiện các công việc sau:
Bước 1: Tra cứu sơ bộ nhãn hiệu (Logo) dự định đăng ký độc quyền tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam (khi đăng ký bảo hộ tại Việt Nam) xem có trùng, tương tự với nhãn hiệu đã được đăng ký hay chưa.
Bước 2: Phân loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của ngành nghề kinh doanh theo Phân loại hàng hóa dịch vụ của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO cho những sản phẩm/dịch vụ độc quyền.
Bước 3: Làm đơn đăng ký nhãn hiệu theo mẫu quy định kèm theo 9 mẫu nhãn hiệu ( Logo) dự định đăng ký kích thước không quá (8x8cm).
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
dang ky logo tai tphcm
Như vậy đăng ký logo độc quyền thì bạn cần đăng ký tại tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, cái này bạn phải làm việc với cục sở hữu trí tuệ: http://www.noip.gov.vn/để nộp đơn. Khi đăng ký logo độc quyền tại TP.HCM bạn cần thông qua các tổ chức có tư cách pháp nhân được cục cấp chứng chỉ làm đại diện cho cục.
Mọi chi tiết liên hệ để được tư vấn:
Đại diện Sở hữu trí tuệ tại TPHCM: CÔNG TY CỔ PHẦN FRESHBRAND
VĂN PHÒNG HÀNH CHÍNH
Phòng 3B05-3B06, Tầng 4, Khu B, Indochina park tower
Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đakao, Quận 1, TP.HCM
VĂN PHÒNG LÀM VIỆC – TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
Số 56 – Cù Lao, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0904.67.99.20 ( Mr: Tú) Tel: (08) 66747757
E-mail: hello@freshbrand.vn
Website: http://www.freshbrand.vn

Monday, March 25, 2013

Mẫu tờ khai đăng ký logo, đăng ký nhãn hiệu


Mẫu tờ khai đăng ký logo (mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu) là tài liệu tối thiểu bắt buộc phải có của bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, thể hiện rõ ràng và đầy đủ nhất các thông tin liên quan tới nhãn hiệu, sản phẩm/ dịch vụ và thông tin của chủ sở hữu nhãn hiệu.
mau to khai dang ly logo
Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu gồm có 04 trang:
- Trang thứ nhất: Mẫu nhãn hiệu, mô tả nhãn hiệu, thông tin đại diện của chủ đơn (nếu có); thông tin của chủ đơn.
- Trang thứ hai: Các căn cứ để hưởng quyền ưu tiên, Lệ phí nộp đơn, số lượng các tài liệu nộp kèm theo bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
- Trang thứ ba: Phân nhóm sản phẩm/ dịch vụ mang nhãn hiệu
- Trang thứ tư: Các chủ đơn khác (nếu có) và các loại tài liệu khác.
mau to khai dang ky logo
Bạn click button góc phải dưới màn hình để tải mẫu  mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Bạn có thể tải mẫu tờ khai đăng ký logo(nhãn hiệu) TẠI ĐÂY.

Wednesday, March 20, 2013

Tra cứu thông tin nhãn hiệu hàng hoá trực tuyến

Tra cứu thông tin nhãn hiệu hàng hoá trực tuyến
Cục Sở hữu công nghiệp và Trung tâm thông tin Khoa học công nghệ (thuộc Sở KHCN TP.HCM) vừa ra mắt công cụ tra cứu thông tin nhãn hiệu hàng hoá trực tuyến, có thể tra cứu thông tin tham khảo về các nhãn hiệu hàng hoá đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.

Bây giờ bạn có thể tra cứu thông tin nhãn hiệu hàng hoá trực tuyến dễ dàng TẠI ĐÂY
Để hiểu thêm cách tra cứu bạn tham khảo TẠI ĐÂY
Cơ sở dữ liệu nhãn hiệu hàng hoá sẽ cung cấp các thông tin cơ bản như: số đơn, ngày nộp đơn, số giấy chứng nhận, tên nhãn hiệu, tên và địa chỉ chủ giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá, phân loại hình, phân loại nhóm sản phẩm/dịch vụ, danh mục chi tiết tên các sản phẩm/dịch vụ, tình trạng pháp lý: sửa đổi tên, địa chỉ, chuyển nhượng, huỷ bỏ hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực… Đặc biệt, CSDL còn lưu giữ ảnh của các mẫu nhãn hiệu hàng hoá (logo), nếu có và hiển thị cùng với các thông tin cơ bản nói trên.
Người dùng có thể tra cứu nhãn hiệu hàng hoá đã được Cục Sở hữu công nghiệp cấp chứng nhận đăng ký từ số đầu tiên (cấp ngày 29/6/1984) cho đến 17/05/2001. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu này không bao gồm các nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ tại Việt Nam thông qua thoả ước Madrid.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu


Theo quy đinh tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007(“TT 01/2007/TT-BKHCN”) để đăng ký nhãn hiệu thì bạn cần làm một bộ hồ sơ. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu được hướng dẫn cụ thể về tờ khai đăng ký nhãn hiệu, mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, quy định về phí và lệ phí đăng ký nhãn hiệu và các vấn đề khác liên quan, cụ thể như sau:
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

1. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tối thiểu

- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (2 bản): theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A TT 01/2007/TT-BKHCN;
- 09 mẫu nhãn hiệu giống nhau: Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai;
- Giấy đăng ký kinh doanh(bản sao), hợp đồng hoặc tài liệu khác xác nhận hoạt động sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ của người nộp đơn nếu Cục sở hữu trí tuệ có nghi ngờ về tính xác thực của các thông tin nêu trong đơn; - Chứng từ nộp phí, lệ phí
Bạn chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên và có thể nộp trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ.
dang ky nhan hieu hang hoa

2. Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể,nhãn hiệu chứng nhận

Ngoài các tài liệu quy định trên đây,đơn còn bắt buộc phải có thêm các tài liệu sau đây:
+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
+ Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
+ Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

3. Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu

+ Mỗi đơn đăng ký nhãn hiệu chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ;
+ Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại điểm 7.3 và điểm 7.4 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;
+ Mọi tài liệu của đơn đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ,sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;
+ Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;
+ Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;
+ Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ,một cách rõ ràng,sạch sẽ,không tẩy xoá,không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó,nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;
+ Thuật ngữ dùng trong đơn phải là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam;
+ Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.
thu tuc dang ky bao ho nhan hieu

4. Hồ sơ của công ty bạn sẽ được thẩm định theo quy trình sau:

a) Thẩm định hình thức:
Đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải được xét nghiệm hình thức nhằm xác định xem đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay không .Thẩm định về mặt hình thức là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức,về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ, thì Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận ngày nộp đơn hợp lệ, số đơn hợp lệ, ngày ưu tiên của đơn và thông báo cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn.
b) Công bố đơn hợp lệ:
Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
c) Thẩm định nội dung:
Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Sau thời gian quy định trên nếu đơn của công ty bạn hợp lệ thì Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành các thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ cho công ty bạn.
Đại diện Sở hữu trí tuệ CÔNG TY CỔ PHẦN FRESHBRAND
VĂN PHÒNG HÀNH CHÍNH
Phòng 3B05-3B06, Tầng 4, Khu B, Indochina park tower
Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đakao, Quận 1, TP.HCM
VĂN PHÒNG LÀM VIỆC – TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
Số 56 – Cù Lao, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0914 038 079 ( Mr: Loi ) Tel: (08) 66747757
E-mail: hello@freshbrand.vn
Website: http://www.freshbrand.vn

Cách phân biệt nhãn hiệu hàng hóa tránh trùng lặp


Nhãn hiệu là một trong những đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ theo quy định của pháp luật. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Một trong những điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ là không được trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc bảo hộ trước đó cho các sản phẩm hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự.

cach phan biet nhan hieu trung lap3
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì để đánh giá dấu hiệu yêu cầu đăng ký nêu trong đơn có trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác hay không, cần phải so sánh về mặt cấu trúc, nội dung, cách phát âm (đối với dấu hiệu chữ, ví dụ; Nike, Adidas…), ý nghĩa và hình thức thể hiện (đối với dấu hiệu hình), đồng thời phải tiến hành so sánh hàng hóa, dịch vụ đi kèm dấu hiệu xin đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ của nhãn hiệu đối chứng.
cach phan biet nhan hieu trung lap
Dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu đối chứng nếu dấu hiệu đó giống hệt nhãn hiệu đối chứng về cấu trúc, nội dung, ý nghĩa và hình thức thể hiện.
Dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng nếu dấu hiệu đó gần giống với nhãn hiệu đối chứng về cấu trúc (ví dụ: NAVI và NAVIX; TRUNG NGUYEN CAFÉ và TRUNG NGUYEN FOOD) hoặc cách phát âm (ví dụ: B Book và Bi Book; apple và epple) và/ hoặc ý nghĩa, nội dung (ví dụ: Ban Mai và Dawn; Sơn Tuyết và Núi Tuyết, chữ Mặt Trời và hình mặt trời )  hoặc hình thức thể hiện.
Ngoài ra, chúng ta cần xem xét khả năng trùng hoặc tương tự giữa hàng hóa, dịch vụ đi kèm dấu hiệu xin đăng ký và hàng hóa, dịch vụ đăng ký cho nhãn hiệu đối chứng.
cach phan biet nhan hieu trung lap 1
Theo quy định của pháp luật, hai sản phẩm hoặc hai dịch vụ được coi là trùng khi hai sản phẩm hoặc hai dịch vụ đó thuộc một chủng loại (ví dụ: ô tô và xe máy, dịch vụ nhà hàng ăn uống và dịch vụ cửa hàng ăn uống….)
Hai sản phẩm hoặc hai dịch vụ được coi là tương tự khi hai sản phẩm hoặc hai dịch vụ đó thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Có cùng bản chất (thành phần, cấu tạo…) hoặc cùng chức năng, mục đích sử dụng. Ví dụ: quần áo và giấy dép; mỹ phẩm và kem trang điểm…
2. Có bản chất gần giống nhau và cùng chức năng, mục đích sử dụng. Ví dụ: gạo và miến; rượu và bia; vải vóc và quần áo….
3. Tương tự nhau về bản chất. Ví dụ: ca cao và sô cô la; bánh và kẹo…
4. Tương tự nhau về chức năng, mục đích sử dụng. Ví dụ: dịch vụ bệnh viện và dịch vụ mua bán dược phẩm…
5. Được đưa ra thị trường theo cùng một kênh thương mại (tức là các sản phẩm, dịch vụ này được phân phối theo cùng một phương thức, được bán cùng nhau hoặc cạnh nhau, trong cùng một loại cửa hàng…) hoặc được dùng cùng nhau. Ví dụ: nước mắm, nước tương, mì, miến, gạo; mỹ phẩm, dầu gội đầu; kem đánh răng và bàn chải; mỹ phẩm và bông tẩy trang….
cach phan biet nhan hieu trung lap2
Một sản phẩm và một dịch vụ bị xem là tương tự nhau nếu giữa chúng có mối liên hệ với nhau về mặt bản chất (ví dụ: xe máy và dịch vụ sửa chữa xe máy; vật liệu xây dựng và dịch vụ xây dựng…); hoặc giữa chúng có mối liên hệ với nhau về chức năng (ví dụ: ô tô và các thiết bị ô tô; mỹ phầm và mua bán mỹ phẩm…); hoặc giữa chúng có mối liên quan chặt chẽ với nhau về phương thức thực hiện (ví dụ: phần mềm máy tính và thiết kế phần mềm máy tính; quần áo và thiết kế thời trang….).
cach phan biet nhan hieu trung lap6
Như vậy, chúng ta có thể thấy có bốn tình huống xảy ra khi đánh giá sự trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn giữa hai nhãn hiệu, đó là:
- Dấu hiệu trùng và sản phẩm/dịch vụ trùng;
- Dấu hiệu trùng và sản phẩm/ dịch vụ tương tự;
- Dấu hiệu tương tự và sản phẩm/dịch vụ trùng
- Dấu hiệu tương tự và sản phẩm/ dịch vụ tương tự.
Để được tư vấn sâu hơn về khả năng tương tự gây nhầm lẫn giữa hai nhãn hiệu, người nộp đơn nên liên hệ với các chuyên gia sở hữu trí tuệ để được thông tin đầy đủ hơn.
Đại diện Sở hữu trí tuệ CÔNG TY CỔ PHẦN FRESHBRAND
VĂN PHÒNG HÀNH CHÍNH
Phòng 3B05-3B06, Tầng 4, Khu B, Indochina park tower
Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đakao, Quận 1, TP.HCM
VĂN PHÒNG LÀM VIỆC – TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
Số 56 – Cù Lao, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0914 038 079 ( Mr: Loi ) Tel: (08) 66747757
E-mail: hello@freshbrand.vn
Website: http://www.freshbrand.vn

Quy trình đăng ký nhãn hiệu hàng hóa


Để giúp khách hàng nắm được trình quy trình đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, FreshBrand đưa ra trình tự các bước như sau:

1. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu được gọi là “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ”. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ,và có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần là 10 năm.
Tổ chức hoặc cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất,kinh doanh hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá hoặc dịch vụ do mình sản xuất hoặc kinh doanh;
Tổ chức hoặc cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn nói trên;
Đối với nhãn hiệu tập thể, quyền nộp đơn thuộc về tổ chức, cá nhân đại diện cho tập thể các cá nhân hoặc chủ thể khác cùng tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tương ứng.
Quyền nộp đơn,kể cả đơn đã nộp, có thể được chuyển giao cho cá nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn.
quy trinh dang ky nhan hieu hang hoa
3. Cần làm gì trước khi đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu không có khả năng thực hiện chức năng phân biệt của Nhãn hiệu
Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu đã thuộc quyền của người khác:
Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn, hoặc được coi là nổi tiếng hoặc được thừa nhận rộng rãi;
Trùng hoặc tương tự với những đối tượng đã thuộc quyền của người khác,gồm tên thương mại,chỉ dẫn địa lý,kiểu dáng công nghiệp,quyền tác giả.
Trùng với tên riêng,biểu tượng, hình ảnh của quốc gia,địa phương,danh nhân,tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền).
Mỗi một nhãn hiệu dùng cho một sản phẩm,dịch vụ nhất định chỉ thuộc về một chủ thể duy nhất - là người nộp đơn đăng ký đầu tiên. Vì vậy, để tránh đầu tư công sức và chi phí vô ích,trước khi nộp đơn đăng ký, doanh nghiệp cần biết chắc nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký chưa thuộc về người khác hoặc chưa có người nào khác nộp đơn đăng ký. Người nộp đơn có thể tự tra cứu thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã được nộp đơn đăng ký từ các nguồn sau đây:
- Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng;
- Đăng bạ quốc gia và Đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá (lưu giữ tại Cục Sở hữu trí tuệ);
- Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu hàng hoá công bố trên mạng Internet
Người nộp đơn cũng có thể sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ,với điều kiện phải nộp tiền phí dịch vụ theo quy định của Bộ Tài chính.
4. Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu
Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu phải bao gồm các tài liệu sau đây:
- Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Tờ khai),làm theo Mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành;
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu,nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể;
- Mẫu nhãn hiệu ( 12 mẫu nhãn);
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp,nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế,Chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động,...);
- Giấy uỷ quyền, nếu cần;
- Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm,nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế,gồm một (1) bản;
- Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng,huy chương, nếu trên nhãn hiệu có chứa đựng các thông tin đó;
- Chứng từ nộp phí nộp đơn.
- Bản gốc Giấy uỷ quyền;
Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế,kể cả bản dịch ra tiếng Việt.
- Phần mô tả nhãn hiệu trong Tờ khai phải làm rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu,trong đó phải chỉ rõ từng yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu có chứa từ ngữ không phải là tiếng Việt,thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu từ ngữ đó có nghĩa, thì phải dịch nghĩa ra tiếng Việt.
- Nếu các chữ, từ ngữ yêu cầu bảo hộ được trình bày dưới dạng hình hoạ như là yếu tố phân biệt của nhãn hiệu,thì phải mô tả dạng hình hoạ của các chữ, từ ngữ đó.
- Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc chữ số La mã,thì phải dịch ra chữ số ả-rập.
- Nếu nhãn hiệu gồm nhiều phần tách biệt nhau nhưng được sử dụng đồng thời trên một sản phẩm, thì phải nêu rõ vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu đó trên sản phẩm hoặc bao bì đựng sản phẩm.
- Danh mục hàng hoá và dịch vụ mang nhãn hiệu trong Tờ khai phải phù hợp với phân nhóm theo Bảng Phân loại Quốc tế về hàng hoá và dịch vụ (Ni-xơ 9).
- Mẫu nhãn hiệu gắn trong Tờ khai cũng như các Mẫu nhãn hiệu khác được trình bày rõ ràng với kích thước không được vượt quá khuôn khổ (80 x 80) mm,và khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất không được nhỏ hơn 15 mm.
- Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc, thì Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ.
- Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc, thì tất cả các Mẫu nhãn hiệu đều phải được trình bày dưới dạng đen trắng.
quy trinh dang ky nhan hieu hang hoa
5. Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
- Đơn đăng ký được nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ
6. Quá trình thẩm định đơn nhãn hiệu
- Thẩm định hình thức
Đơn yêu cầu cấp Giáy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải được xét nghiệm hình thức nhằm xác định xem đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay không. Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ,thì Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận ngày nộp đơn hợp lệ, số đơn hợp lệ, ngày ưu tiên của đơn và thông báo cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn.
Các yêu cầu của đơn hợp lệ gồm có: Các yêu cầu chung, các yêu cầu cụ thể về hình thức và yêu cầu về tính thống nhất của đơn sở hữu công nghiệp.
Thời hạn xét nghiệm hình thức là 01 tháng kể từ ngày đơn đến Cục Sở hữu Trí tuệ.
- Công bố đơn
Các đơn nhãn hiệu hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Công báo này được ấn hành hàng tháng. Bất cứ ai có nhu cầu có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp bản in Công báo và phải trả tiền mua Công báo.
- Thẩm định nội dung
Việc thẩm định nội dung được tiến hành khi đơn đã được chấp nhận là đơn hợp lệ và người nộp đơn đã nộp lệ phí xét nghiệm nội dung theo quy định. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 06 tháng tính từ ngày công bố.
Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ là để xác định đối tượng nêu trong đơn có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ mà luật pháp quy định hay không.
- Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu,Đăng bạ
Căn cứ vào kết quả thẩm định nội dung,nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, thì Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho Người nộp đơn kết quả thẩm định và yêu cầu nộp lệ phí đăng bạ, lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, lệ phí công bố Văn bằng bảo hộ .
Nếu Người nộp đơn nộp các lệ phí nêu trên, thì Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành các thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ cho Người nộp đơn, đăng bạ và công bố Văn bằng bảo hộ. Nếu Người nộp đơn không nộp lệ phí theo yêu cầu, thì đơn coi như bị rút bỏ.
7. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cấp Văn bằng bảo hộ
- Người có quyền khiếu nại:
Người nộp đơn có quyền khiếu nại việc từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, từ chối cấp Văn bằng bảo hộ;
Bất người thứ ba nào cũng có quyền khiếu nại quyết định cấp Văn bằng và phải nộp lệ phí khiếu nại theo quy định.
- Thủ tục khiếu nại:
Nội dung khiếu nại phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ họ, tên và địa chỉ của người khiếu nại; số, ngày ký, nội dung Quyết định hoặc Thông báo bị khiếu nại; số đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ liên quan; tên đối tượng cần được bảo hộ nêu trong đơn; nội dung,lý lẽ,dẫn chứng minh hoạ cho lý lẽ khiếu nại; đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc huỷ bỏ Quyết định hoặc kết luận liên quan;
Đơn khiếu nại phải được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn quy định.
Đơn khiếu nại nộp sau thời hạn nêu trên không được xem xét.
Trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được khiếu nại, Cục Sở hữu trí tuệ phải có ý kiến trả lời bằng văn bản cho Người khiếu nại.
Nếu không đồng ý với ý kiến trả lời của Cục Sở hữu trí tuệ, Người khiếu nại có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính. Trường hợp khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phải thông báo kết quả giải quyết khiếu nại cho Người khiếu nại. Nếu không đồng ý với giải quyết của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, người khiếu nại coa quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính.
Đại diện Sở hữu trí tuệ CÔNG TY CỔ PHẦN FRESHBRAND
VĂN PHÒNG HÀNH CHÍNH
Phòng 3B05-3B06, Tầng 4, Khu B, Indochina park tower
Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đakao, Quận 1, TP.HCM
VĂN PHÒNG LÀM VIỆC – TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
Số 56 – Cù Lao, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0914 038 079 ( Mr: Loi ) Tel: (08) 66747757
E-mail: hello@freshbrand.vn
Website: http://www.freshbrand.vn

Nhãn hiệu tập thể là gì?Bảo hộ nhãn hiệu tập thể


Nhãn hiệu tập thể là gì?Theo khoản 17, điều 4, Luật SHTT Việt Nam, nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
Khác với nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể thuộc về các thành viên của một tổ chức, ví dụ như Việt Nam hiện nay đã bảo hộ cho rất nhiều các đặc sản của địa phương thành nhãn hiệu tập thể như các làng nghề như: Rượu Tuy Lộc, Vãi Thiều Thanh Hà, gốm Bát Tràng...Việt Nam là một quốc gia có nhiều làng nghề truyền thống, nhiều sản vật địa phương, vì vậy, việc xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các làng nghề sẽ giúp ích rất nhiều cho người dân của các vùng này phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân.
dang ky nhan hieu tap the
Nhãn hiệu tập thể Rượu Tuy Lộc - Lệ Thủy - Quảng Bình

Quyền nộp đơn bảo hộ nhãn hiệu tập thể

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.

Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể

- Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
- Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể
Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn Đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.
nhan hieu tap the
Nhãn hiệu tập thể Gốm Bát Tràng

Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể

- Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu;
- Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;
- Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;
- Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;
- Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.
Để đăng ký và sử dụng nhãn hiệu tập thể, các tổ chức chủ sở hữu quyền có thể nhờ các luật sư, đại diện sở hữu trí tuệ trợ giúp về mặt pháp lý để tiến hành đăng ký.
Mọi chi tiết liên hệ để được tư vấn:
Đại diện Sở hữu trí tuệ CÔNG TY CỔ PHẦN FRESHBRAND
VĂN PHÒNG HÀNH CHÍNH
Phòng 3B05-3B06, Tầng 4, Khu B, Indochina park tower
Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đakao, Quận 1, TP.HCM
VĂN PHÒNG LÀM VIỆC - TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
Số 56 - Cù Lao, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0914 038 079 ( Mr: Loi ) Tel: (08) 66747757
E-mail: hello@freshbrand.vn
Website: http://www.freshbrand.vn

Tuesday, March 19, 2013

Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền


Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu của một doanh nghiệp (hoặc tập thể các doanh nghiệp) dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Nhãn hiệu có thể được thể hiện bằng chữ, bằng hình, logo, slogan hoặc kết hợp của các yếu tố nêu trên.
dang ky nhan hieu hang hoa doc quyen
Để được đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu tại Việt Nam, nhãn hiệu, thương hiệu phải đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Cụ thể, nhãn hiệu, thương hiệu đăng ký phải có tính chất phân biệt, không được tương tự gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu của một chủ thể đã đăng ký nhãn hiệu trước đó. Nhãn hiệu không được là những yếu tố loại trừ như là hình quốc kỳ, quốc ca, là những yếu tố dễ nhận biết, phổ biến như chữ số, chữ cái, những hình ảnh đơnn giản, hiển nhiên, những từ ngữ mang tính chất mô tả hàng hóa, dịch vụ.
Khi chủ thể đăng ký nhãn hiệu và được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, chủ thể có quyền độc quyền gắn nhãn hiệu, thương hiệu trên sản phẩm và dịch vụ của mình, có quyền cho người khác sử dụng thông qua hợp đồng li-xăng nhãn hiệu, có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu, có quyền ngăn chặn bất kỳ bên thứ 3 nào có hành vi vi phạm.
Để tiết kiệm thời gian và chi phí đăng ký nhãn hiệu, trước khi đăng ký, chủ sở hữu nên nhờ sự trợ giúp của các tổ chức sở hữu trí tuệ tiến hành tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu. Kết quả tra cứu sẽ có trong 7 ngày làm việc và tài liệu cần cung cấp là mẫu nhãn hiệu, hàng hóa dịch vụ người dùng cần đăng ký.
Khi đã nhận được kết quả tra cứu, nếu kết luận nhãn hiệu có khả năng đăng ký, chủ thể nên tiến hành đăng ký nhãn hiệu ngay lập tức để có ngày ưu tiên nộp đơn sớm nhất.

Tài liệu đăng ký nhãn hiệu hàng hóa gồm:

- Mẫu nhãn hiệu (09 mẫu)
- Sản phẩm và dịch vụ cần đăng ký (liệt kê).
- Giấy ủy quyền cho tổ chức dịch vụ sở hữu trí tuệ.

Thời hạn thẩm định đơn:

Cục Sở Hữu Trí Tuệ sẽ nhận đơn đăng ký và đóng dấu xác nhận ngày nộp đơn, số đơn. Sau đó, nhãn hiệu sẽ được thẩm định qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn thẩm định hình thức:
Trong vòng 1 tháng kể từ ngày nộp đơn, thẩm định về hình thức đơn như bản mô tả đơn, nhóm sản phẩm và dịch vụ đã phân chính xác theo thỏa ước Nice chưa? Nếu đơn đáp ứng, Cục SHTT sẽ cấp Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ và đơn sẽ được công bố trên công báo sở hữu công nghiệp (bản giấy và bản điện tử).
Giai đoạn thẩm định nội dung:
Trong vòng 9 tháng kể từ ngày công bố đơn, thẩm định xem nhãn hiệu có đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ không, có tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của bên thứ 3 đã đăng ký trước đó hay không? Nếu đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, nhãn hiệu sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và sẽ được đăng công báo sở hữu công nghiệp (bản giấy và bản điện tử).
Về thời hạn thẩm định, theo quy định của Luật là 1 năm, tuy nhiên, thời gian có thể bị kéo dài do nhiều lý do như nhãn hiệu bị từ chối do phân nhóm chưa chính xác, do chậm chễ của các thẩm định viên…
Nhãn hiệu khi được cấp văn bằng bảo hộ có hiệu lực trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Trước 6 tháng đến ngày hết hạn, chủ sở hữu phải tiến hành gia hạn để duy trì hiệu lực.
Chủ sở hữu nhãn hiệu cũng có nghĩa vụ phải sử dụng nhãn hiệu trong vòng 5 năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ. Nếu không sử dụng, nhãn hiệu có thể bị bên thứ 3 yêu cầu hủy bỏ hiệu lực với lý do nhãn hiệu không được sử dụng trong 5 năm liên tiếp.

Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

1. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:
1.1. Giấy phép đăng ký kinh doanh: 01 Bản sao y công chứng.
1.2. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
1.3. Mẫu nhãn hiệu hàng hóa: 11 mẫu có khích thước không nhỏ hơn 70 x 70mm.
1.4. Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (nếu có) (Chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp; hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động…).
2. Các công việc thực hiện:
2.1. Tư vấn trước khi đăng ký nhãn hiệu:
- Tư vấn Phân nhóm (lĩnh vực, ngành nghề hoặc sản phẩm/dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa) theo Bảng phân loại Nice IX của Quốc Tế.
- Tư vấn Tra cứu nhãn hiệu để xác định khả năng bảo hộ của Nhãn hiệu chuẩn bị đăng ký có tương tự hoặc trùng lắp với những nhãn hiệu đã nộp đơn tới Cục Sở hữu trí tuệ hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận tại Việt Nam.
- Tư vấn Lựa chọn các phương án để cấu thành Nhãn hiệu Hàng hóa; tư vấn thêm các yếu tố cần thiết để đảm bảo tính khác biệt khi bảo hộ.
- Tư vấn các Đối tượng bảo hộ khác liên quan đến Nhãn hiệu hàng hóa như Đăng ký bảo hộ Bao bì, nhãn mác, kiểu dáng sản phẩm…
- Tư vấn khả năng bị trùng, tương tự dẫn đến khả năng bị từ chối của nhãn hiệu hàng hóa.
2.2. Thiết lập hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:
- Lập Tờ khai đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
- In mẫu nhãn hiệu hàng hóa.
2.3. Tiến hành Đăng ký xác lập quyền nhãn hiệu:
- Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Cục SHTT Việt Nam trong vòng 05 ngày.
- Chuyển giao hồ sơ Tờ khai có dấu nhận đơn của Cục SHTT Việt Nam cho doanh nghiệp.
2.4. Quá trình theo dõi đơn đăng ký nhãn hiệu:
- Theo dõi tiến trình khi có quyết định Thông báo xét nghiệm hình thức, xét nghiệm nội dung, thông báo tranh chấp, thông báo cấp văn bằng.
- Soạn thảo Công văn trả lời phúc đáp nếu có Công văn yêu cầu của Cục sở hữu trí tuệ.
- 05 đến 07 ngày: xác lập quyền ưu tiên đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam.
- 01 đến 02 tháng (kể từ này nộp đơn): có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
- 09 đến 10 tháng (kể từ ngày Chấp nhận đơn hợp lệ): có Thông báo cấp Giấy chứng nhận Nhãn hiệu hàng hóa.
- Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa có hiệu lực 10 năm(kể từ ngày đăng ký) và có giá trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam (được gia hạn thêm 10 năm cho mỗi lần gia hạn).
Mọi chi tiết liên hệ để được tư vấn:
Đại diện Sở hữu trí tuệ CÔNG TY CỔ PHẦN FRESHBRAND
VĂN PHÒNG HÀNH CHÍNH
Phòng 3B05-3B06, Tầng 4, Khu B, Indochina park tower
Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đakao, Quận 1, TP.HCM
VĂN PHÒNG LÀM VIỆC - TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
Số 56 - Cù Lao, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0914 038 079 ( Mr: Loi ) Tel: (08) 66747757
E-mail: hello@freshbrand.vn
Website: http://www.freshbrand.vn

Monday, March 18, 2013

Thủ tục đăng ký logo độc quyền


Đăng ký logo độc quyền cũng chính là cách hữu hiệu nhất để bảo vệ cho thương hiệu của bạn trên thị trường. Thủ tục đăng ký logo độc quyền được quy định như thế nào? Bạn phải chuẩn bị những gì để bảo hộ độc quyền logo của mình
Đầu tiên bạn cần xác định Logo được hiểu là mẫu thiết kế đặc biệt theo dạng đồ họa và cách điệu hoặc theo dạng chữ viết để thể hiện hình ảnh của công ty. Để đảm bảo logo của doanh nghiệp mình không bị trùng hay nhầm lẫn với logo của doanh nghiệp khác các doanh nghiệp phải tiến hành đăng kí logo độc quyền.
dang ky logo doc quyen
Thủ tục đăng ký độc quyền logo cần thiết:
- Nhãn hiệu 12 nhãn(logo) (kích thước 8cm x 8cm):Đây là tài liệu tối thiểu không thể thiếu, bạn muốn bảo hộ độc quyền logo như thế nào thì bạn phải chuẩn bị mẫu logo đó để tiến hành nộp đơn đăng ký bảo hộ.
- Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký logo độc quyền. Được quy định kèm theo thông tư 01/2007 của Bộ Khoa Học Công Nghệ, mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu bạn có thể tải tại đây
- 01 giấy giới thiệu có ký đống dấu của chủ đơn
- 01 bản sao Đang ký kinh doanh của doanh nghiệp.
Sau khi đã chuẩn bị được các tài liệu trên Bước tiếp theo của bạn nên làm trước khi đăng ký nhãn hiệu đó chính là
Tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu:
- Thay vì phải đợi 10-12 tháng để biết được đơn đăng ký nhãn hiệu của mình có được cấp độc quyền hay không thì chỉ từ 02-03 ngày làm việc bạn đã biết được khả năng đăng ký nhãn hiệu của mình với việc tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu: Bạn có thể tra cứu tại đây
Đăng ký nhãn hiệu:
Sau khi hoàn tất được các bước trên, để chính thức được độc quyền logo. Bạn phải tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Thời gian:
Sau khoảng 30 - 45 ngày sẽ có thông báo chấp nhận đơn bảo hộ về mặt hình thức.
Sau khoảng 12 - 15 tháng (tính từ ngày chấp nhận đơn về mặt hình thức) sẽ nhận văn bằng bảo hộ.

Đăng ký logo độc quyền ở đâu?

Đăng ký logo độc quyền ở đâu? là câu hỏi đối với mỗi doanh nghiệp sau khi thành lập muốn tự mình có thể đang ký mà không qua dịch vụ tư vấn. Đối với các doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam thì có quyền nộp đơn trực tiếp vào Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam để yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Tổ chức và cá nhân Việt Nam không bắt buộc phải thông qua các tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ để tiến hành nộp đơn, tuy nhiên, đây là một công việc đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, tổ chức và cá nhân nên tìm đến các luật sư, các tổ chức đại diện để được tư vấn về quy trình, cách thức nộp đơn để bảo đảm tiến hành thủ tục một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Đối với các tổ chức, cá nhân người nước ngoài, không có hiện diện thương mại ở Việt Nam thì bắt buộc họ phải nộp đơn qua các tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ.
Để tiến hành đăng ký logo độc quyền ở cục sở hữu trí tuệ bạn cần thực hiện các công việc sau:
Bước 1: Tra cứu sơ bộ nhãn hiệu (Logo) dự định đăng ký độc quyền tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam (khi đăng ký bảo hộ tại Việt Nam) xem có trùng, tương tự với nhãn hiệu đã được đăng ký hay chưa.
Bước 2: Phân loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của ngành nghề kinh doanh theo Phân loại hàng hóa dịch vụ của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO cho những sản phẩm/dịch vụ độc quyền.
Bước 3: Làm đơn đăng ký nhãn hiệu theo mẫu quy định kèm theo 9 mẫu nhãn hiệu ( Logo) dự định đăng ký kích thước không quá (8x8cm).
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Nếu bạn cần tư vấn thêm, hướng dẫn hoặc cần tài liệu liên quan bạn có thể liên hệ với FreshBrand
VĂN PHÒNG HÀNH CHÍNH
Add: Phòng 3B05-3B06, Tầng 4, Khu B, Indochina park tower
Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đakao, Quận 1, TP.HCM
VĂN PHÒNG LÀM VIỆC - TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
Add: Số 778/5 Nguyễn Kiệm, P.4, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Email: hello@freshbrand.vn
Di động: 0904 67 99 20
Điện thoại: +84 (08) 66 747 757


Yêu cầu thiết kế khi đăng ký logo độc quyền


Ngoài mẫu logo được gắn trên tờ khai, đơn đăng ký phải kèm theo 09 mẫu logo giống nhau và phải đáp ứng các yêu cầu thiết kế khi đăng ký logo độc quyền:
dang ky logo doc quyen
a) Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai;
b) Đối với nhãn hiệu là hình 3D thì mẫu nhãn hiệu phải kèm theo ảnh chụp hoặc hình vẽ thể hiện hình phối cảnh và có thể kèm theo mẫu mô tả ở dạng hình chiếu;
c) Đối với nhãn hiệu có yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc yêu cầu bảo hộ. Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày dưới dạng đen trắng.

Tiêu chí cần để đăng ký logo độc quyền thành công


Tiêu chí đầu tiên cần để đăng ký logo độc quyền thành công là hãy tìm cho mình một công ty thiết kế logo chuyên nghiệp.
Tại sao bạn cần phải làm như vậy? Bởi vì các công ty thiết kế logo giá rẽ không chuyên nghiệp thường sao chép sao đó chỉnh sữa thay đổi trở thành logo công ty bạn mà không thiết kế dựa vào giá trị cốt lỏi của doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt sẽ bị trùng lặp khi tiến hành tra cứu và không đăng ký được. Điều này thật sự sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian và tiền bạc cho vấn đề này:

- Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu không có khả năng thực hiện chức năng phân biệt của nhãn hiệu
- Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu đã thuộc quyền của người khác:
- Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn, hoặc được coi là nổi tiếng hoặc được thừa nhận rộng rãi;
- Trùng hoặc tương tự với những đối tượng đã thuộc quyền của người khác, gồm tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả.
- Trùng với tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân,tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền).
- Mỗi một nhãn hiệu dùng cho một sản phẩm, dịch vụ nhất định chỉ thuộc về một chủ thể duy nhất - là người nộp đơn đăng ký đầu tiên. Vì vậy, để tránh đầu tư công sức và chi phí vô ích, trước khi nộp đơn đăng ký, doanh nghiệp cần biết chắc nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký chưa thuộc về người khác hoặc chưa có người nào khác nộp đơn đăng ký.
Việc tạo ra một thiết kế logo chuyên nghiệp là điều quan trọng có thể tạo ra một ý thức mạnh mẽ của sự tin cậy trong quá trình xây đựng thương hiệu. Thể hiện tầm nhìn của doanh nghiệp và sức mạnh của thương hiệu. Bởi vì khi bạn thay đổi logo sẽ làm thay đổi thói quen trong tâm tưởng khác hàng sẽ trở thành thách thức và khó khăn mà doanh nghiệp cần vượt qua.
dang ky logo doc quyen
Tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu (logo)
Khi đã có nhãn hiệu(logo), khách hàng nên tiến hành tra cứu nhãn hiệu hàng hóa trước khi chính thức nộp đơn để đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu. Kết quả tra cứu sẽ cho thấy nhãn hiệu của Quý Công ty có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký tại Việt Nam cho cùng loại sản phẩm hay các sản phẩm tương tự hay không. Hơn nữa, kết quả tra cứu còn giúp khách hàng khẳng định việc sử dụng nhãn hiệu cho tới thời điểm tra cứu là có vi phạm quyền SHCN của một bên nào khác hay không.
Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu phải bao gồm các tài liệu sau đây:
- Nhãn hiệu 12 nhãn(logo) (kích thước 8cm x 8cm):Đây là tài liệu tối thiểu không thể thiếu, bạn muốn bảo hộ độc quyền logo như thế nào thì bạn phải chuẩn bị mẫu logo đó để tiến hành nộp đơn đăng ký bảo hộ.
- Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký logo độc quyền. Được quy định kèm theo thông tư 01/2007 của Bộ Khoa Học Công Nghệ, mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu bạn có thể tải tại đây
- 01 giấy giới thiệu có ký đống dấu của chủ đơn
- 01 bản sao Đang ký kinh doanh của doanh nghiệp
Nếu bạn cần tư vấn thêm, hướng dẫn hoặc cần tài liệu liên quan bạn có thể liên hệ với FreshBrand
VĂN PHÒNG HÀNH CHÍNH
Add: Phòng 3B05-3B06, Tầng 4, Khu B, Indochina park tower
Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đakao, Quận 1, TP.HCM
VĂN PHÒNG LÀM VIỆC – TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
Add: Số 778/5 Nguyễn Kiệm, P.4, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Email: hello@freshbrand.vn
Di động: 0904 67 99 20
Điện thoại: +84 (08) 66 747 757

Nguồn: http://www.freshbrand.vn/tieu-chi-can-de-dang-ky-logo-doc-quyen-thanh-cong.html

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More