Khảo cá suối Ayu mang nét rất riêng Nhật Bản

Đối với Nhật Bản, những món ăn từ cá có thể nói là một trong những món ăn mang nhiều nét nghệ thuật nhất khi mà đất nước này bao quanh bởi biển.

This is default featured post 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured post 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured post 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured post 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Friday, December 28, 2012

Thiết kế thiệp chuyên nghiệp FreshBrand


Các sự kiện luôn là cơ hội để doanh nghiệp quảng bá hình ảnh của mình thông qua nhiều hình thức khác nhau. Thiết kế thiệp cũng là một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp của bạn xây dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp đến với khách hàng của bạn.
thiet ke thiep

Thiết kế thiệp mời, thiệp chúc mừng, thiệp giáng sinh, thiệp chúc tết...cũng như những ấn phẩm truyền thông khác để mang lại hiệu quả cao thì ẩn phẩm thiết kế thiệp cần ấn tượng, độc đáo và khác biệt? Để có được các giải pháp sáng tạo ra những ấn phẩm thiết kế thiệp thoát ra khỏi khuôn khổ truyền thống và chuyên nghiệp? Thiết kế thiệp truyền thống thường có cấu trúc giống nhau. Có rất nhiều phương pháp tiếp cận sáng tạo, nhưng làm sao để truyền tải được hình ảnh, thông điệp mà doanh nghiệp truyền tải dến khách hàng?

thiet ke thiep chuc mung

Chắc chắn các nhà thiết kế nào cũng sẽ luôn có thể tạo ra những ấn phẩm thiết kế thiệp độc đáo. Tuy nhiên, thường không nhất thiết phải độc đáo là một thiết kế tốt. Điều quan trọng nhất là thiết kế thiệp truyền tải được hình ảnh thương hiệu là bạn cất công mất nhiều thời gian xây dựng nên, phải truyền tải giá trị cốt lỏi, sứ mệnh tầm nhìn tạo nên nét riêng mà không có ẩn phẩm thiết kế thiệp nào giống bạn. Chức năng là điều rất quan trọng thể hiện qua phong cách thiết kế. Trong thực tế, rất nhiều mẫu thiệp được thiết kế sẳn để bạn có thể tự do lựa chọn, nhưng liệu những ấn phẩm thiệp ấy có mang lại giá trị mà bạn mong muốn trước khi bạn tạo ra.

thiet e thiep giang sinh

Hiểu được điều mong muốn từ doanh ngiệp, chúng tôi FreshBrand là công ty tư vấn, xây dựng và phá triễn thương hiệu bao gồm các giải pháp thiết kế sáng tạo, trực quan hấp dẫn. Khả năng truyền tải thông điệp, tính hiệu quả trong quảng cáo truyền thông đều sẽ được ứng dụng triệt để nhất. Hy vọng rằng, tất cả các doanh nghiệp sẽ tìm thấy một cái gì đó thú vị và khác biệt cho ấn phẩm thiết kế thiệp cửa mình.

thiet ke thiep moi

Gây được ấn tượng với khách hàng bởi phong cách riêng là cách doanh nghiệp tạo ra khách hàng mục tiêu. Quy trình thực hiện dựa trên thông tin, ý tưởng ban đầu của doanh nghiệp. FreshBrand tiến hành thiết kế đưa ra Demo để khách hàng lựa chọn chỉnh sửa đem lại sự hài lòng cho khách hàng nhất.

thiet ke thiep tet

Thời gian thực hiện một thiết kế thiệp có quy trình cụ thể. Trung bình cần khoảng thời gian 3-5 ngày để lên ý tưởng và thiết kế đến khi đưa ra ấn phẩm cuối cùng. Sau khi hoàn tất bước thiết kế thiệp, FreshBrand sẽ tư vấn giúp doanh nghiệp triển khai in ấn, sản xuất thiệp, quản lý chất lượng sản phẩm đưa ra ấn phẩm thiết kế thiệp chất lượng cao nhất.


Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY CỔ PHẦN FRESHBRAND
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
Phòng 3B05-3B06, Tầng 4, Khu B, Indochina park tower
Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đakao, Quận 1, TP.HCM
VĂN PHÒNG LÀM VIỆC
Số 56 - Nguyễn Đình Chiểu, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0916 884 843 ( Mr: loi ) Tel: (08) 66747757
E-mail: hello@freshbrand.vn
Website: http://www.freshbrand.vn - http://www.logostyle.vn
Nguồn thiết kế thiệp: http://www.freshbrand.vn/thiet-ke-thiep-chuyen-nghiep-freshbrand.html

Tuesday, December 18, 2012

Định giá thương hiệu trong mua bán và sát nhập công ty

Định giá thương hiệu trong mua bán và sát nhập công ty là một quá trình phức tạp và dễ nảy sinh những bất đồng.
Mỗi thương hiệu có những nhóm cộng đồng, khách hàng mục tiêu khác nhau và thương hiệu được đánh giá bằng chính sự ghi nhận của các nhóm công chúng, khách hàng này. Nếu một thương hiệu không có một lượng công chúng, khách hàng mục tiêu thân quen thì thương hiệu đó chỉ là những cái tên thông thường. Chính nhóm khách hàng này sẽ xác định, định giá thương hiệu.



Khi cần một căn cứ xác đáng cho giá trị của thương hiệu, sự làm chứng của các nhóm “fan” mục tiều là quan trọng nhất. Người chủ muốn bán cũng sẽ có những chứng cứ là sự ghi nhận được lượng hóa, số hóa từ phía thị trường, từ các nhóm công chúng, khách hàng mục tiêu và người mua cũng có được niềm tin về giá trị của thương hiệu mà mình mua.
brand valuation
Mô hình mua bán và sáp nhập tại đối với những doanh nghiệp bán đi, đều được tham vấn thực hiện một số hành động cụ thể:

Chuẩn bị các căn cứ pháp lý cho thương hiệu

Doanh nghiệp cần chuẩn bị các chứng thực pháp lý rõ ràng về quyền sở hữu tài sản thương hiệu của mình, tránh những rắc rối tranh chấp có thể nảy sinh khi chủ nhân mới tiếp quản. Thêm nửa, khi một doanh nghiệp được chuẩn bị đẩy đủ các yếu tố pháp lý cho thương hiệu mà họ sở hữu, cũng là một minh chứng cho việc ý thức và đầu tư nghiêm túc cho thương hiệu, có lợi thế hơn trong việc đàm phán mức giá.

Quy hoạch lại thương hiệu đúng với vai trò là tài một tài sản, có chức năng quản lý

Thương hiệu có chức năng quản lý, nó giúp cho chủ doanh nghiệp quản lý các sản phẩm, dịch vụ xuất hiện với hình ảnh đồng nhất trên thương trường. Và ngược lại, chính sự xuất hiện với hình ảnh thống nhất tạo nên sự thân quen trong tâm trí khách hàng. Doanh nghiệp cần thống nhất lại các quy chế quản lý nhãn hiệu, quản lý sự xuất hiện thống nhất đó.

Nghiên cứu và tìm kiếm cộng đồng làm chứng

Điều này là quan trọng nhất. Như đã phân tích ở trên, thương hiệu cần có được sự ghi nhận từ phía công chúng, khách hàng mục tiêu. Doanh nghiệp cần đo lường những hành vi và thái độ của người tiêu dùng có tác động đến hiệu quả kinh tế của thương hiệu. Trong hoạt động này, có thể sử dụng nhiều dấu hiệu khác nhau về cảm nhận của người tiêu dùng như mức độ nhận biết/ hiểu rõ/ quen thuộc về sản phẩm, những đặc trưng hình ảnh cụ thể, những yếu tố cân nhắc khi mua sắm, sở thích, mức độ thỏa mãn và giới thiệu với người khác. Bằng phân tích thống kê, các mô hình sẽ đánh giá tác động tổng hợp đối với hành vi mua sắm của người tiêu dùng, từ đó ước tính giá trị tài chính của thương hiệu và là căn cứ khá mạnh mẽ để chứng minh giá trị thương hiệu.

Xác định quá trình của thương hiệu và lộ trình phát triển

Mỗi một thương hiệu đều có đời sống riêng và thương hiệu là một sự đầu tư cho tương lai. Doanh nghiệp cần một bản mô tả về lịch sử, quá trình hình thành và phát triển của nó, cũng như một chiến lược phát triễn dài hạn cho thương hiệu. Đây chính là minh chứng cho quá trình đã đầu tư nghiêm túc và dài hạn cho thương hiệu, cho một lộ trình tương lai và những lợi ích kinh tế mà củ mới sẻ được hưởng.

Lượng hóa các giá trị đã đầu tư và giá trị mang lại.

Giá trị thương hiệu cũng có xét đến một phần tổng hợp của tất cả những chi phí đã gánh chịu trong quá khứ, hay chi phí thay thế cần có để đưa thương hiệu đến trạng thái hiện tại ; tức là tổng của những chi phí phát triển, tiếp thị, quảng cáo, truyền thông... Tuy nhiên, tổng mức đầu tư này cần tính toán tương quan đến các chỉ số khác như giá chênh lệch (giữa sản phẩm/dịch vụ có thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ không có thương hiệu), sức mạnh và sự rủi ro của thương hiệu...

Xác định giá trị là một vấn đề, còn chứng minh cho giá trị đó lại là một vấn đề khác. Trong làn sóng M&A hiện nay, tài sản thương hiệu cũng là một tài sản quan trọng và phải được số hóa thành tiền. Chúng tôi hy vọng, với những cách thức để chuẩn bị chứng minh cho giá trị thương hiệu này sẽ có ích cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong kế hoạch M&A của mình.

Mọi chi tiết liên hệ để được tư vấn:
CÔNG TY CỔ PHẦN FRESHBRAND
VĂN PHÒNG HÀNH CHÍNH
Phòng 3B05-3B06, Tầng 4, Khu B, Indochina park tower
Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đakao, Quận 1, TP.HCM
VĂN PHÒNG LÀM VIỆC - TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
Số 56 - Cù Lao, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0914 038 079 ( Mr: Loi ) Tel: (08) 66747757
E-mail: hello@freshbrand.vn
Website: http://www.freshbrand.vn - http://www.logostyle.vn

Các tiêu chí đánh giá thương hiệu

Theo lý thuyết mới về giá trị thương hiệu, Paul Temporal đưa ra 12 tiêu chí đánh giá thương hiệu mà tất cả thương hiệu mạnh hàng đầu của thế giới đều thoả mãn. Phương pháp này là cơ sở của đánh giá thương hiệu (brand audit) và lượng giá thương hiệu (brand valuation).

tieu chi dinh gia thuong hieu

1. Có một Tầm nhìn Thương hiệu (brand vision)

Một thương hiệu không có tầm nhìn cũng giống như một người khiếm thị, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Tầm nhìn thương hiệu, xét về bản chất cũng giống như tầm nhìn một doanh nghiệp. Tầm nhìn thương hiệu doanh nghiệp giúp định hướng cho chiến lược, xác lập nên những chuẩn mực giá trị cho con người bên trong doanh nghiệp và con người bên ngoài tức khách hàng, thông qua thực thể trao đổi là thương hiệu sản phẩm.

Tầm nhìn thương hiệu được triển khai dưới nhiều hình thức khc nhau. Từ thông điệp tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị tư tưởng hay đạo đức, trách nhiệm xã hội (CSR) hay cụ thể hơn như một bài hát tập thể chung của công ty, một khẩu hiệu hành động, những buổi sinh hoạt tập thể, các hoạt động xã hội, những buổi nói chuyện chân tình của lãnh đạo doanh nghiệp… tất cả đều góp phần xây dựng và thông đạt tầm nhìn thương hiệu hay tầm nhìn doanh nghiệp đến với hai nhóm đối tượng, bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Điều quan trọng khi đánh giá không chỉ là nội dung tầm nhìn mà là sự lan toả của tầm nhìn đến toàn thể mọi thành viên và hệ thống quản trị.

2. Có cơ sở Vốn tình Cảm hay năng lực của lòng tin.

Thế nào là "cơ sở vốn tình cảm" (emotional capital)?
Đây là một khái niệm mới do chính Paul Temporal đưa ra. Vốn tình cảm được hiểu ở đây là nguồn vốn có được sự đồng tâm hiệp lực của cả tập thể mọi thành viên và cổ đông của công ty, kể cả những đối tác thân cận nhất. Bên cạnh đó cịn l "vốn tình cảm" của nhĩm đối tượng bên ngoài, chính là khách hàng và người tiêu dùng (hay người sử dụng cuối cùng). Vốn tình cảm cĩ thể hình thnh thơng qua trải nghiệm của người tiêu dùng đối với thương hiệu & sản phẩm.

Các phương pháp brand audit (kiểm toán thương hiệu) hiện nay có thể giúp lượng hóa khái niệm này và đo được, hoặc ít nhất, so sánh được cơ sở vốn tình cảm của cc thương hiệu khác nhau. Bản chất của nguồn vốn tình cảm l sứ mệnh của thương hiệu xác lập vào tâm trí và trái tim khách hàng.
Một doanh nghiệp cái một tầm nhìn tốt, và tầm nhìn đó được triển khai tốt sẽ góp phần tạo ra cơ sở vốn tình cảm. Bn cạnh đó thương hiệu sản phẩm, với nhận thức, thương hiệu sản phẩm là một tập hợp các lợi ích, bao gồm các lợi ích lý tính và lợi ích cảm tính. Chính yếu tố các lợi ích cảm tính phần tạo ra vốn tình cảm trong lòng khách hàng mục tiêu và công chúng tiêu dùng nói chung.

3. Chiến lược đa dạng hóa (hay định vị đa dạng)

Trước xu thế xã hội nói chung và thị trường nói riêng đang thay đổi nhanh chóng, Marketing xác lập chiến lược đa dạng hóa hay sẵn sàng ứng phó với những thay đổi. Như vậy khả năng ứng phó linh hoạt trong các tình huống thị trường hay những môi trường kinh doanh khác nhau cũng là một thước đo của sức khỏe một thương hiệu mạnh.

Các phương pháp lượng hóa trong quản trị nói chung và quản trị thương hiệu nói riêng đều đưa ra những các tiêu chí đánh giá thương hiệu mới về khả năng linh hoạt của hệ thống quản trị, tư duy mở và tính chủ động (proactive).
Đa dạng hóa dưới góc độ marketing được thể hiện có phương pháp, chứ không phải là những quyết định mang tính chất suy đoán hay cảm tính. Một trong những phương pháp tốt thể hiện "đa dạng hóa" là hệ thống giải pháp "multibrand". Trong đó một sản phẩm hay một thương hiệu có thể được mở rộng theo hai trục, theo chiều dọc và theo chiều ngang.

4. Luôn bám sát Tầm nhìn và Giá trị doanh nghiệp

Ứng xử của thương hiệu thường thông qua hai cách, thông qua lợi ích sản phẩm bằng trải nghiệm và thông qua truyền thông thương hiệu. Tiêu chí đánh giá thương hiệu này là sự cam kết của doanh nghiệp đối với công chúng và khách hàng mục tiêu của mình. 

Sản phẩm, chất lượng và hình ảnh của thương hiệu phải luôn góp phần gia cố thêm sự bền vững của thương hiệu doanh nghiệp, sau đó sự bền vững của thương hiệu doanh nghiệp và tầm nhìn doanh nghiệp sẽ tạo ra động lực thúc đẩy mọi thành viên hành động vì lợi ích của khách hàng và lợi ích chung của Thương hiệu, bao hàm lợi ích cá nhân của từng thành viên.
Những nỗ lực không mệt mỏi theo con đường mà doanh nghiệp và thương hiệu theo đuổi thể hiện tầm nhìn và những gì trị tinh thần. Những cam kết của thương hiệu phải được thể hiện nhất quán và liên tục.

5. Luôn gần gũi và liên đới với khách hàng, kết hợp sự hài hòa và cân bằng với trạng thái Cách tân (evolution).

Thương hiệu thành công luôn gắn bó rất gần gũi và có trách nhiệm với khách hàng, và với cả cộng đồng.
Việc thể hiện mình là một thành viên gần gũi và có trách nhiệm cũng được cụ thể hóa bằng hành động cụ thể chứ không chỉ qua truyền thông, những hình ảnh đẹp hay những lời sáo rỗng.
Thương hiệu mạnh gắn với mối quan tâm của cộng đồng, là người dẫn đầu và là người có trách nhiệm. Thương hiệu mạnh còn là người cách tân chứng không chỉ tuân thủ những chuẩn mực sẵn có của cộng đồng.

Chẳng hạn đối với Honda tại Việt Nam, việc tham gia vào phong trào truyền thông xã hội tuyên truyền hành vi an toàn giao thông thể hiện một cách chủ động trách nhiệm của mình đối với cộng đồng.
Tinh thần trách nhiệm của một Thương hiệu mạnh đối với cộng đồng khẳng định một điều rằng marketing không chỉ nhắm đến mục đích kinh doanh ngắn hạn. Marketing giúp doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm của mình trước cộng đồng vì một sự phát triển bền vững và tạo ra lợi ích bền vững cho cả hai phía.

6. Không bị bó buộc trong một kiến trúc thương hiệu cứng nhắc

Một kiến trúc thương hiệu cứng nhắc trong thực tế lại trở nên dễ bị thương tổn (vunerable). Bởi một cấu trúc cứng nhắc bộc lộ rõ chiến lược không thay đổi và hạn chế năng lực sáng tạo của thương hiệu và của sản phẩm. Nó làm triệt tiêu yếu tố bất ngờ và khả năng làm khác biệt (differentiation).

Một kiến trúc thương hiệu không chỉ thể hiện qua cơ cấu tên thương hiệu, mà cịn thể hiện ở tư tưởng bất biến đổi trong việc xác lập các thương hiệu con, và ngay cả việc hình thnh thơng điệp, tính cách và các yếu tố nhận diện. Vì vậy một kiến trc thương hiệu thô cứng chính nó sẽ bộc lộ nhược điểm. Thương hiệu trở nên nhàm chán trước con mắt của công chúng và phơi lưng ra trước các đối thủ cạnh tranh.
Việc dung hoà giữa tính hệ thống và cơ cấu sản phẩm có hệ thống cùng với khả năng sẵn sàng ứng phó, điều chỉnh với những thay đổi là đặc tính tư duy cần có của một thương hiệu mạnh. Một thương hiệu mang tính khuôn thức như Coca-Cola cũng có thể luôn phải ứng xử một cách uyển chuyển trong giao tiếp với văn hoá của từng địa phương.

7. Sử dụng truyền thông đa kênh với một năng lực Tài chính tương xứng.

Tiêu chí đánh giá thương hiệu này là những động thái tất yếu mà một thương hiệu mạnh sẽ thể hiện. Việc đa dạng hóa truyền thông sẽ giúp thương hiệu lan tỏa với một phổ rộng của nhóm đối tượng công chúng kể cả nhóm mục tiêu, nhóm tiềm năng và nhóm tác động.

Nói đến việc xây dựng thương hiệu mạnh trong một thời gian hạn hẹp, khả năng tài chính là điều kiện không thể thiếu. Năng lực tài chính đồng thời cũng vừa là thước đo của thành công. Vì vậy một thương mạnh là thương hiệu có năng lực tài chính dồi dào cũng là điều tất yếu. Tuy nhiên điều quan trọng hơn là khả năng linh hoạt và sáng tạo trong việc vận dụng những kênh truyền thông và phương thức khai thác truyền thông nhằm tối đa hóa năng lực tiếp cận của Thương hiệu với công chúng mục tiêu của mình.
Một thương hiệu mạnh luôn đặt bài toán tài chính cho cả mục tiêu thương hiệu, từng đó hình thnh trong quản trị ti chính mới đó là brand finance.

8. Luôn hướng đến chất lượng cao nhất với giá trị tương xứng với mong đợi của khách hàng.

Thực ra chất lượng không chỉ tương xứng với mong đợi của khách hàng mà đôi khi còn vượt quá sự mong đợi và gây bất ngờ. Chất lượng ổn định là điều kiện tối thiểu. Chất lượng không ngừng cải tiến, cộng với những yếu tố bất ngờ về những lợi ích mà khách hàng được hưởng tạo ra không chỉ là sự thỏa mãn mà còn là sự ngưỡng mộ, sự hãnh diện và sự trung thành.

Lợi ích của một thương hiệu hoàn toàn không chỉ là những lợi ích vật chất hay lợi ích lý có thể đo lường dễ dàng. Mà cũng chính vì vậy lợi ích lý tính thường dễ bị các thương hiệu của đối thủ sao chép và theo đuổi. Ngược lại các lợi ích cảm tính được cảm nhận bằng trực giác, tình cảm v trừu tượng hơn. Các lợi ích cảm tính chính là phần hồn của sự giao tiếp giữa thương hiệu và khách hàng. Một khi nó được trái lập vào trái tím của khách hàng thì sẽ khó phai mờ. Giống như tình cảm của con người dành cho người mình hay lý tưởng mà mình theo đuổi.

9. Được khách hàng đánh giá cao về mức giá cần thiết phải trả.

Một thương hiệu thành công đạt được mức premiumness (mức giá trị cộng thêm do chính thương hiệu tạo ra) cao hơn các đối thủ còn nhóm. Tuy nhiên chúng ta đừng hiểu lầm giữa khái niệm premiumness và sự nhất thiết phải tăng giá bán. Đây là hai khía cạnh hoàn toàn khác nhau. Chính sự sẵn sàng chọn lựa một thương hiệu sẽ tạo ra một số lượng khách hàng lớn hơn mà vì thế lợi nhuận sẽ cao hơn các đối thủ cịn nhĩm, chứ khơng phải chính sự tăng giá sẽ mang lại lợi nhuận.

Đôi khi một giải pháp khuyến cáo tăng giá, bản thân nó thay đổi định vị thương hiệu, và vì vậy nó tác động đáng kể đến việc xác lập vị trí và hình ảnh thương hiệu.
Yếu tố premiumness trong nhiều trường hợp sẽ được xác lập trong lợi ích cảm tính, hay hình ảnh thương hiệu, chứ không phải chỉ là ở nhóm các lợi ích lý tính. Và như vậy việc tăng giá bán sẽ dẫn đến cảm nhận không trung thực từ phía công chúng.

10. Luôn giữ lời hứa, luôn cung cấp trải nghiệm thương hiệu tuyệt vời.

Việc thể hiện ứng xử có văn hóa và chuẩn mực là tiêu chí đánh giá thương hiệu không thể thiếu của một thương hiệu mạnh. Thương hiệu mạnh luôn giữ lời hứa và đồng thời phải biết cách xin lỗi.

Một thương hiệu mạnh cung cấp trải nhiệm tiêu dùng tuyệt vời và hơn thế nó còn thể hiện mình là chỗ dựa tinh thần, sự tin cậy, sự chia sẻ và còn nhiều giá trị tinh thần khác nữa.
Có những thương hiệu mạnh không hề biết dự phịng những tình huống bất trắc, những biến động và khủng hoảng đ phải nhận lnh hậu quả khơn lường.

Một trải nghiệm thương hiệu là tập hợp rộng nhất trải nghiệm giữa khách hàng và 'doanh nghiệp' với nhận thức rằng vị thế của thương hiệu ngày nay đôi khi cao hơn cả doanh nghiệp. Một thương hiệu là tổng hoà giữa sản phẩm (thông qua một tập các lợi ích) hệ thống nhận diện (logo, tên thương hiệu, thông điệp) và hình ảnh, tính cách thương hiệu… là những phương cách giao tiếp và thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

11. Thương hiệu luôn được giám sát quản trị hiệu quả bởi các Giám đốc Thương hiệu có năng lực và bằng một hệ thống Quản trị Thương hiệu.

Theo mô hình tiếp thị "7P" thương hiệu thành công không chỉ có các giải pháp đúng (tức 4P), mà cịn được quản trị bởi những con người có năng lực, hay có thể nói ngược lại cũng không sai. Con người (people) và Tính chuyên nghiệp (professionalism) là hai yếu tố bổ sung cho một mô hình marketing thành công. Hệ thống quản trị thành công là hệ thống lấy quản trị thương hiệu làm trọng tâm; các chức năng quản trị thương hiệu nói riêng và marketing nói chung được đặt ở vị trí trung tâm và phối hợp hài hoà với các chức năng khác một các hiệu quả. Đó chính là tinh thần chủ đạo của hệ thống bổ sung gồm 7 yếu tố cơ bản (*).

12. Giá trị thương hiệu tăng đều mỗi năm.

Giá trị thương hiệu tăng đều mỗi năm hoặc luôn giữ vị trí hàng đầu là kết quả cuối cùng mà thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp và các cổ đông.

Giá trị thương hiệu tùy thuộc rất tỉ lệ thuận với (1) số lượng khách hàng mà nó chinh phục được, và (2) mức độ tình cảm mà nó chiếm lĩnh trong số khách hàng đó. Tuy nhiên để làm được điều đó là cả một quá trình quản trị phức tạp, cả một chặng đường gian nan luôn phát triển sản phẩm và duy trì ổn định chất lượng sản phẩm; sự luôn tươi mới trong hình ảnh thương hiệu và cách thức biểu đạt tình cảm, thông qua những động thái cụ thể và ứng xử tinh tế, và những yếu tố khác.

Ngày nay các tập đoàn thương hiệu mạnh đều lấy người tiêu dùng là cái đích để phát triển. Theo đó thương hiệu (có thể hiểu như là Love-mark chẳng hạn (**)) là phương thức chinh phục khách hàng chinh phục trái tim khách hàng bằng những sản phẩm với tập hợp lợi ích không ngừng được cải thiện, đa dạng hơn và thú vị hơn.

Mọi chi tiết liên hệ để được tư vấn:
CÔNG TY CỔ PHẦN FRESHBRAND
VĂN PHÒNG HÀNH CHÍNH
Phòng 3B05-3B06, Tầng 4, Khu B, Indochina park tower
Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đakao, Quận 1, TP.HCM
VĂN PHÒNG LÀM VIỆC - TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
Số 56 - Cù Lao, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0914 038 079 ( Mr: Loi ) Tel: (08) 66747757
E-mail: hello@freshbrand.vn
Website: http://www.freshbrand.vn - http://www.logostyle.vn

Phương pháp định giá thương hiệu cho doanh nghiệp

Thương hiệu thực sự là một tài sản của doanh nghiệp, thế nhưng giá trị của tài sản vô hình này lại là một ẩn số khó tìm. Phương pháp định giá thương hiệu cho doanh nghiệp vẫn còn là công việc của các chuyên gia, đòi hỏi sự nghiên cứu rất kỹ càng và cẩn trọng nhưng lại thường cho ra các kết quả gây nhiều tranh cãi.

Dinh gia thuong hieu
Xà bông Pears là thương hiệu đầu tiên trên thế giới đăng ký bảo hộ nhãn hiệu từ cuối thế kỷ 18, còn khái niệm quản trị thương hiệu (brand management) được công ty Procter&Gamble phát triển ... từ các năm 1931, chứng tỏ người ta đã nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu từ rất lâu.

Muốn biết nhưng không tính được Mọi người cũng đồng ý rằng uy tín thương hiệu chính là nguyên nhân tạo nên sự chênh lệch ngày càng lớn giữa giá trị cổ phiếu của các công ty danh tiếng trên thị trường chứng khoán so với giá trị hiện hữu trong sổ sách kế toán. Thừa nhận giá trị to lớn của thương hiệu những khi thẩm định khả năng sinh lợi và hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp vẫn dựa vào những chỉ số như: tỉ suất sinh lợi của vốn đầu tư, tài sản và của vốn chủ sở hữu. Tất cả đều không tính đến giá trị của thương hiệu, một tài sản có giá nhưng vô hình.Không phải các chủ doanh nghiệp, giám đốc thương hiệu hoặc giám đốc tài chính thờ ơ với tài sản của mình như vậy, mà ngược lại họ rất cần biết một cách chính xác giá trị của thương hiệu dưới dạng một con số cụ thể.

Nếu có cách tính chính xác giá trị của thương hiệu tại một thời điểm bất kỳ, việc chọn lựa chiến lựơc và kế hoạch phát triển thương hiệu của giám đốc marketing sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều. Ông ta cũng dễ “làm giá” hơn với HĐQT nếu chỉ rõ được những nỗ lực bản thân đã làm gia tăng giá trị cho thương hiệu chính xác là bao nhiêu tiền. Với số liệu đó, không chỉ giám đốc tài chính mà cả các nhà đầu tư chứng khoán cũng sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về phần tài sản vô hình của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp bảo vệ hoặc đầu tư, khai thác hiệu quả. Mọi người đều có nhu cầu muốn biết về trị giá của thương hiệu, nhưng giữa “có giá trị rất lớn” và “giá x đồng” là hai câu trả lời hoàn toàn khác biệt.

Các phương pháp định giá thương hiệu cho doanh nghiệp:
Dựa trên giá trị chuyển nhượng

Cách dễ nhất để nhìn nhận giá trị một thương hiệu là dựa trên giá chuyển nhượng. Nhiều người không đồng ý với phương pháp định giá thương hiệu này nhưng ít nhất là đã có người chấp nhận giá trị đó và dùng tiền để chứng minh chính kiến của mình. Đó là người mua. Tuy nhiên giá trị chuyển nhượng thường bao gồm cả trị giá tài sản cố định và trị giá thương hiệu nên người ngoài cuộc không ai biết chính xác nếu tình riêng thì giá trị của thương hiệu là bao nhiêu.

Khi cố gắng mua lại PepleSoft vào năm 2004, Công ty Oracle đã sẵn sàng tăng giá tiền chuyển nhượng từ 5 tỉ USD lên 6,3 tỉ và cuối cùng chốt lại ở con số khổng lồ 9,4 tỉ USD (theo eweek.com). Không ai biết giá trị cụ thể về thương hiệu của PeopleSoft là bao nhiêu nhưng chắc chắn là phần tài sản cố định của PeopleSoft không thể gia tăng giá trị gần gấp đôi như vậy trong vòng 18 tháng. Tức là giá trị thương hiệu, cũng như lợi thế thương mại của PeopleSoft đã được Oracle định giá trên 4,4 tỉ USD.

Chuẩn mực kế toán ở nhiều nước, trong đó có cả Việt Nam đã chấp thuận ghi nhận giá trị của thương hiệu như là tài sản vô hình vào bảng cân đối kế toán. Điều này rất dễ lầm với các thương hiệu có sự mua bán, chuyển nhượng. Thế nhưng phần nhiều các thương hiệu là do doanh nghiệp tự xây dựng thành công, không thể có giá trị chuyển nhượng để mà ghi sổ.

Phương pháp định giá thương hiệu dự trên cơ sở chi phí

Phương pháp định giá thương hiệu này tính giá trị thương hiệu dựa trên các chi phí thực sự mà doanh nghiệp đã phải bỏ ra để phát triển thương hiệu đến tình trạng hiện tại. Đây là cách tính đơn giản, dễ làm trong doanh nghiệp vì tất cả đều là số liệu nội bộ. Chỉ đơn thuần tổng hợp các khoản chi, như chi phí nghiên cứu thị trường, quảng cáo, truyền thông… Một giám đốc thương hiệu tồi có thể tiêu sạch ngân sách tiếp thị của doanh nghiệp nhưng không hề làm gia tăng một đồng giá trị nào cho thương hiệu.

Chi phí đầu tư hoàn toàn không tỉ lệ thuận với giá trị gia tăng của thương hiệu nên cách tiếp cận này không chính xác. Tuy nhiên, do sự đơn giản và chủ động trong việc tính toán, một vài doanh nghiệp nhỏ vẫn dùng cách này để tạm tính trị giá thương hiệu của mình. Một cách khác là tính giá trị đầu tư tương đương. Đó là cách lấy chi phí thị trường hiện tại để ước tính tổng số tiền cần bỏ ra để xây dựng một thương hiệu tương đương với thương hiệu hiện tại. Số tiền này bao gồm các chi phí như xây dựng đề án, nghiên cứu thị trường, sản xuất mẫu thử, quảng cáo, khuyến mãi…

Phương pháp định giá thương hiệu này thường được các chuyên gia tính nhẩm nhanh trị giá của một thương hiệu. Dù cách tính này cho một con số gần đúng hơn về mặt thị trường so với cách tính đầu tiên nhưng vẫn còn có nhiều khiếm khuyết. Hai doanh nghiệp có cùng chi phí đầu tư vào một loại sản phẩm trong cùng một môi trường kinh doanh thì trị giá thương hiệu của họ vẫn khác nhau. Đó là do họ có nhân sự khác nhau, chắc chắn sẽ dẫn đến khả năng làm sinh lợi cho các khoản đầu tư tại thời điểm hiện tại và trong tương lai sẽ khác nhau.

Dựa trên thu nhập lợi thế

Người tiêu dùng không thể có kiến thức về mọi loại sản phẩm nên thường có xu hướng chọn các sản phẩm có thương hiệu quen thuộc hoặc nổi tiếng, dù sản phẩm này được bán đắt hơn so với sản phẩm cùng loại nhưng có thương hiệu yếu hơn hoặc không có thương hiệu. Phần chênh lệch giá này là do thương hiệu mang lại. Theo phương pháp này, giá trị của thương hiệu là phần doanh thu chênh lệch của nhãn hàng so với mặt bằng chung của thị trường. Tuy nhiên việc chọn thương hiệu so sánh và tính toán giá bán chung của thị trường lại rất khó khăn.

Một số công ty, đặc biệt là các công ty hàng tiêu dùng, thường kinh doanh cùng một lúc nhiều thương hiệu. Họ dễ dàng dùng lợi nhuận của thương hiệu này để đầu tư phát triển thương hiệu khác. Đôi khi giá bán sản phẩm chỉ đơn thuần thể hiện ý chí của chủ thương hiệu muốn thống lĩnh thị trường nhiều hơn là giá trị thực tế của sản phẩm. Tuy nhiên người ta vẫn dùng phương pháp định giá thương hiệu này khi muốn so sánh trực tiếp hai thương hiệu với nhau để kiểm chứng các kết quả tính toán khác.

Dựa trên giá trị cổ phiếu

Đây là phương pháp định giá thương hiệu khá đơn giản để ước lượng nhanh giá trị tương đối của thương hiệu trên thị trường. Đó là phần chênh lệch giữa tổng giá trị thị trường của công ty, tính trên giá cổ phiếu, trừ đi toàn bộ giá trị trong sổ sách của công ty. Nó chỉ có giá trị tương đối vì giá cổ phiếu có thể thay đổi từng ngày, nhưng giá trị thực sự của thương hiệu, phụ thuộc nhiều vào chiến lược kinh doanh và tiếp thị của công ty cũng như khả năng thực hiện các chiến lược đó, đều không thể thay đổi một sớm một chiều. Mặt khác, các tài sản cố định thể hiện trong sổ sách kế toán được tính toán dựa trên giá mua, trừ đi khấu hao hàng năm. Giá trị này có thể cao hơn so với giá trị còn lại thực tế của tài sản trên thị trường do tốc độ đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị ngày nay rất cao. Ngược lại, có giá trị tài sản như đất đai, hay lợi thế thương mại đôi khi lại được định giá thấp hơn thị trường.

Dựa trên giá trị kinh tế

Khác với các phương pháp định giá thương hiệu theo quan điểm tài chính ở trên, đây là phương pháp định giá khá phức tạp, kết hợp cả các nguyên tắc marketing và tài chính trong các tính toán. Nhiều tổ chức kinh tế, trong đó có Interbrand sử dụng phương pháp này để định giá thương hiệu do mức độ tin cậy cao của việc phân tích toàn diện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo ông Jan Lindemann, Giám đốc định giá toàn cầu của Interbrand, phương pháp này gồm các bước như sau:Phân khúc thị trường: Giá trị thương hiệu phụ thuộc vào từng môi trường kinh doanh cụ thể. Để đánh giá đúng giá trị thương hiệu, cần dựa trên kênh phân phối, vị trí địa lý, môi trường văn hóa… để chia thị trường thành các phân khúc độc lập. Thương hiệu sẽ được định giá trên từng phân khúc. Tổng giá trị của các phân khúc chính là giá trị thương hiệu.

Phân tích tài chính: Dự báo doanh thu và lợi nhuận tạo nên bởi thương hiệu theo từng phân khúc đã xác định ở bước 1. Đây là cách tính lợi nhuận thông thường, bằng cách lấy doanh thu từ thương hiệu trừ đi chi phí hoạt động, chi phí sử dụng vốn và thuế.

Phân tích nhu cầu: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu của khách hàng hoặc người tiêu dùng và mức độ ảnh hưởng (tính bằng %) của thương hiệu đến từng nhân tố này. Lợi nhuận do uy tín thương hiệu tạo ra được tính bằng cách nhân lợi nhuận có được ở bước 2 với % mức độ ảnh hưởng.

Phân tích cạnh tranh: Xác định khả năng cạnh tranh của thương hiệu để xác định % rủi ro của các yếu tố cạnh tranh, gây bất lợi cho thương hiệu trong tương lai. Việc tính toán rủi ro này khá phức tạp khi phải dự báo xu hướng thị trường, tốc độ tăng trưởng, sự bảo trợ của nhà nước… trong tương lại.

Xác định giá trị của thương hiệu: Giá trị của thương hiệu là giá trị hiện tại thuần (Net Present Value) của 
tất cả các khoản thu nhập kỳ vọng của thương hiệu trong tương lai, sau khi đã trừ đi giá trị rủi ro dự báo ở bước 4.Bằng phương pháp này, Interbrand đã kết hợp hàng năm với tạp chí Business Week để xây dựng danh sách 100 thương hiệu hàng đầu thế giới. Bạn có thể tham khảo danh sách năm 2007 trên tạp chí Business Week số ra ngày 6.8.2007 hoặc tại địa chỉ businessweek.com/pdfs/2007/0732-globalbrands.pdf.
Mô hình tính toán này còn rất hữu ích trong quản trị doanh nghiệp, bao gồm từ việc dự tính hiệu quả của chiến dịch marketing, xác định và đánh giá ngân sách truyền thông, cho đến việc đánh giá cơ hội kinh doanh ở thị trường mới hoặc đánh giá hiệu quả việc quản trị thương hiệu.

Tuy nhiên, do có nhiều bước tính toán, chịu ảnh hưởng của nhiều tham số nên độ chính xác của phương pháp định giá thương hiệu dựa trên giá trị kinh tế này phụ thuộc vào trình độ chủa chuyên gia thực hiện. Với cùng một phương pháp định giá, mỗi chuyên gia có thể sẽ có kết quả tính toán khác nhau. Điều quan trọng là phải lý giải hợp lý được các tham số sử dụng trong tính toán. Không theo chuẩn mựcNhư một cơ thể sống, thương hiệu không tuân theo một nguyên tắc chuẩn mực nào, ví dụ như nguyên tắc kế toán.

Cũng vì thế mà việc định giá thương hiệu, cho dù có kỹ lưỡng đến đâu cũng chỉ cho kết quả tương đối. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn nên tự thực hiện việc này hay thuê các công ty tư vấn. Nếu bạn cần lượng giá thương hiệu để đánh giá kết quả kinh doanh của năm vừa qua, hoặc đóng góp của chiến dịch tung hàng mới vừa thực hiện vào kết quả chung của công ty, bạn có đủ khả năng tự làm điều đó.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần định giá để thực hiện IPO, lên sàn chứng khoán lần đầu, hãy để các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực định giá thực hiện chuyên môn của mình. Điều quan trọng không phải là thương hiệu của bạn được định giá bao nhiêu, mà là nó được quản trị như thế nào.

Một cuộc đình công của người lao động hay một lời thất hứa của đại lý phân phối với khách hàng, dù nằm ngoài tầm kiểm soát của giám đốc thương hiệu nhưng đều có ảnh hưởng tới uy tín thương hiệu, chứng tỏ việc quản trị thương hiệu hiện nay không còn là chuyện riêng của giám đốc thương hiệu và phòng Marketing nữa. Xây dựng và bảo vệ uy tín thương hiệu là công việc chung của toàn doanh nghiệp, trong đó giám đốc thương hiệu là đầu tàu lãnh đạo.

Mọi chi tiết liên hệ để được tư vấn:
CÔNG TY CỔ PHẦN FRESHBRAND
VĂN PHÒNG HÀNH CHÍNH
Phòng 3B05-3B06, Tầng 4, Khu B, Indochina park tower
Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đakao, Quận 1, TP.HCM
VĂN PHÒNG LÀM VIỆC - TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
Số 56 - Cù Lao, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0914 038 079 ( Mr: Loi ) Tel: (08) 66747757
E-mail: hello@freshbrand.vn
Website: http://www.freshbrand.vn - http://www.logostyle.vn

Mô hình định giá thương hiệu

Việc định giá thương hiệu, để thương hiệu trở thành tài sản của doanh nghiệp, vẫn đang chờ một cơ sở pháp lý. Phần lớn các mô hình định giá thương hiệu có thể xếp thành hai loại chính như sau:



Mô hình định giá thương hiệu dựa vào nghiên cứu

Nhiều mô hình dùng nghiên cứu tiêu dùng để định giá tài sản thương hiệu. Những mô hình này không áp giá trị tài chính lên thương hiệu, mà đo lường những hành vi và thái độ của người tiêu dùng có tác động đến hiệu quả kinh tế của thương hiệu. Những mô hình này sử dụng nhiều số đo khác nhau về cảm nhận của người tiêu dùng như mức độ nhận biết/ hiểu rõ/ quen thuộc về sản phẩm, những đặc điểm hình ảnh cụ thể, những yếu tố cân nhắc khi mua sắm, sở thích, mức độ thỏa mãn và giới thiệu với người khác.

Bằng phân tích thống kê, các mô hình này đánh giá tác động tổng hợp đối với hành vi mua sắm của người tiêu dùng, từ đó ước tính giá trị tài chính của thương hiệu. Tuy nhiên, những phương pháp này không phân biệt tác động của những yếu tố quan trọng như nghiên cứu và phát triển, và thiết kế đối với thương hiệu. Do đó, chúng không thể hiện được mối liên hệ giữa những chỉ số marketing cụ thể với hiệu quả tài chính của thương hiệu.

Một thương hiệu có thể đạt kết quả rất cao với những chỉ số này nhưng vẫn không tạo được giá trị tài chính. Hiểu được những yếu tố đó sẽ rất có ích cho việc đánh giá những hành vi mua sắm quyết định thành bại của một thương hiệu. Nhưng nếu không được tích hợp vào một mô hình kinh tế, chúng sẽ chưa đủ để đánh giá giá trị kinh tế của thương hiệu.

Mô hình định giá thương hiệu dựa vào thuần túy tài chính

Dựa vào chi phí

Phương pháp này định nghĩa giá trị thương hiệu là tổng hợp của tất cả những chi phí đã gánh chịu trong quá khứ, hay chi phí thay thế cần có để đưa thương hiệu đến trạng thái hiện tại; tức là tổng của những chi phí phát triển, tiếp thị, quảng cáo, truyền thông... Nhưng phương pháp này thất bại vì tiền của đổ ra đầu tư cho thương hiệu chưa chắc tạo ra giá trị gia tăng từ thương hiệu.

So sánh

Một phương pháp khác để định giá thương hiệu là dựa vào những yếu tố có thể so sánh được. Nhưng phương pháp này không thực tế lắm vì theo định nghĩa, mỗi thương hiệu phải có sự khác biệt với các thương hiệu khác, nên khó mà so sánh được.

Dùng giá chênh lệch

Theo phương pháp này, giá trị thương hiệu được tính là giá trị ròng hiện tại của các mức chênh lệch giá trong tương lai giữa một sản phẩm có thương hiệu và một sản phẩm chung chung hoặc không có thương hiệu. Tuy nhiên, mục đích chính của nhiều thương hiệu không nhất thiết phải là bán được giá cao hơn, mà là bảo đảm thu hút được mức cầu cao nhất trong tương lai.

Dựa vào lợi ích kinh tế

Hầu hết những phương pháp nêu trên thiếu thành tố tài chính hoặc tiếp thị để có thể đánh giá trọn vẹn và xác đáng giá trị kinh tế của thương hiệu. Phương pháp dựa vào lợi ích kinh tế (được đưa ra vào năm 1988) kết hợp các số đo tài sản thương hiệu hoặc những chỉ số tài chính, và đã trở thành phương pháp định giá thương hiệu được công nhận rộng rãi nhất; nó đã được dùng trong hơn 3.500 trường hợp định giá thương hiệu trên thế giới.

Phương pháp này dựa vào những nguyên tắc căn bản của tiếp thị (hiệu quả của thương hiệu và hiệu quả của doanh nghiệp có tương quan với nhau) và tài chính (tính giá trị ròng hiện tại của những lợi ích tương lai của thương hiệu). Cách làm của Interbrand và BusinessWeek khi xếp hạng 100 thương hiệu hàng đầu thế giới là một ví dụ minh họa cho phương pháp này.

Hàng năm, tạp chí BusinessWeek phối hợp với Interbrand để tính toán và xếp hạng 100 thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu. Phương pháp của họ về cơ bản là kết hợp chiết khấu dòng tiền tương lai về hiện tại (DCF) với nghiên cứu tiêu dùng.

Trước hết, họ ước tính tổng doanh số của thương hiệu đó. Kế đến, với sự trợ giúp của những nhà phân tích của J.P. Morgan Chase, Citigroup, và Morgan Stanley, họ dự phóng lãi ròng của thương hiệu đó. Rồi họ trừ đi một khoản để hạch toán cho chi phí sở hữu những tài sản hữu hình, để tính giá trị kinh tế gia tăng nhờ những yếu tố vô hình.

Bước tiếp theo là loại bỏ những khoản lợi nhuận mà thương hiệu đạt được nhờ những yếu tố vô hình khác. Ví dụ, người ta mua xăng Shell vì cái tên đó hay vì trạm xăng nằm ở vị trí thuận tiện? Interbrand dùng nghiên cứu thị trường và các cuộc phỏng vấn với các nhà quản lý trong các ngành để sàng lọc những biến số đó.
Cuối cùng là phân tích sức mạnh của thương hiệu đó để ước tính mức độ rủi ro của những lợi nhuận tương lai của thương hiệu. Để tính sức mạnh của thương hiệu, Interbrand xem xét bảy yếu tố, trong đó có khả năng dẫn đầu thị trường, tính ổn định và khả năng vượt qua các biên giới địa lý và văn hóa. Phần phân tích rủi ro này sẽ cho ra tỷ lệ chiết khấu thích hợp để tính giá trị hiện tại ròng của các lợi nhuận tương lai của thương hiệu.
Mọi chi tiết liên hệ để được tư vấn:
CÔNG TY CỔ PHẦN FRESHBRAND
VĂN PHÒNG HÀNH CHÍNH
Phòng 3B05-3B06, Tầng 4, Khu B, Indochina park tower
Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đakao, Quận 1, TP.HCM
VĂN PHÒNG LÀM VIỆC - TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
Số 56 - Cù Lao, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0914 038 079 ( Mr: Loi ) Tel: (08) 66747757
E-mail: hello@freshbrand.vn
Website: http://www.freshbrand.vn - http://www.logostyle.vn

Tư vấn định giá thương hiệu

Định giá thương hiệu là nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp xác định giá trị thị trường của thương hiệu để phục vụ cho các hoạt động quan trọng khác của doanh nghiệp.



Là một công việc hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp (DN) song song với quá trình xây dựng thương hiệu. Trên thế giới, hầu hết các DN đều tiến hành việc định giá thương hiệu, còn ở VN cụm từ này chỉ xuất hiện khi chuẩn bị diễn ra các hoạt động mua và bán DN. Đây là hạn chế mà các DN VN nên khắc phục.
Giáo sư Jeff Andrien, chuyên gia có 20 năm kinh nghiệm tư vấn tranh chấp và kinh doanh của nhiều tập đoàn đa quốc gia, đã nhận xét như vậy tại hội thảo “Định giá thương hiệu – Những lưu ý đối với các DN VN” do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ DN tổ chức vào cuối tuần qua.

Tại sao việc định giá thương hiệu lại quan trọng đến vậy? Theo giáo sư Phillip Zerrillo (từng là thành viên trong nhóm “Thầy phù thủy marketing” – Phillip Kotler, hiện giảng dạy tại nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới): Trong 100 DN hàng đầu do tạp chí Fortune bình chọn, thống kê cho thấy 40% giá trị của mỗi DN xuất hiện trên bảng cân đối tài sản nhưng đến 60% giá trị DN lại do giá trị thương hiệu, là tài sản vô hình đem lại.

Đã có một số vụ kiện pháp lý liên quan đến giá trị thương hiệu sau khi bán thương hiệu. Cụ thể, một DN chịu trách nhiệm phân phối thương hiệu chỉ nhận được 1%, còn một DN chịu trách nhiệm quản lý thương hiệu nhận được đến 99% lợi nhuận từ việc bán thương hiệu; trong khi trước đó giá trị của hai DN trên là 45% - 55%, không chênh lệch lớn.
Việc định giá thương hiệu còn giúp DN biết được yếu tố nào, động lực nào kích thích người tiêu dùng chọn thương hiệu của mình; hoặc đâu là mảng cần đầu tư và yếu tố rủi ro gì có thể xảy đến để có chiến lược cho thương hiệu trong tương lai.

Thường thì các DN dịch vụ dễ xảy ra rủi ro hơn các DN sản xuất nên bản thân DN phải hiểu được rủi ro thường gặp hoặc rủi ro của ngành này cao hơn ngành khác trước khi định giá thương hiệu. “Cũng cần lưu ý, thương hiệu giống như một lời hứa nên khi đã định giá thì phải bảo vệ thương hiệu. Đừng để như Toyota, tôi chưa hình dung được, giá trị của thương hiệu này trong 10 năm tới sẽ như thế nào?” - giáo sư Jeff Andrien nói.

Để định giá thương hiệu doanh nghiệp cần tư vấn:

-Tư vấn xác định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hoá;
-Tư vấn xác định giá trị thương hiệu trong hoạt động chia tách doanh nghiệp;
-Tư vấn xác định giá trị quyền sở hữu trí tuệ khi góp vốn kinh doanh bằng tài sản thương hiệu;
-Tư vấn xác định giá trị trong việc chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thương hiệu cho doanh nghiệp khác;
-Xác định giá trị thương hiệu trong các vụ tranh chấp thương hiệu;
-Hỗ trợ xác định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán;
-Xây dựng chiến lược phát triển và quản trị thương hiệu;
-Tư vấn khách hàng tham gia các giải thưởng thương hiệu.

Mọi chi tiết liên hệ để được tư vấn:
CÔNG TY CỔ PHẦN FRESHBRAND
VĂN PHÒNG HÀNH CHÍNH
Phòng 3B05-3B06, Tầng 4, Khu B, Indochina park tower
Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đakao, Quận 1, TP.HCM
VĂN PHÒNG LÀM VIỆC - TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
Số 56 - Cù Lao, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0914 038 079 ( Mr: Loi ) Tel: (08) 66747757
E-mail: hello@freshbrand.vn
Website: http://www.freshbrand.vn - http://www.logostyle.vn

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More